Выбрать главу

A. R. Beliaev

Đầu giáo sư Dowel

Dịch giả: Nghiệp Khánh

1

Cuộc gặp đầu tiên

— Xin mời cô ngồi!

Marie Laurence buông mình xuống chiếc ghế bành. Trong khi giáo sư Kerner mở phong bì ra đọc lá thư giới thiệu, cô đưa mắt nhìn một vòng quanh phòng.

Căn phòng có vẻ hơi thiếu ánh sáng, nhưng không khí làm việc lại rất thoải mái bởi vì không có gì để làm người ta phân tán tư tưởng cả. Ngọn đèn có chụp đây chỉ đủ ánh sáng chiếu vào cái bàn làm việc xếp đầy sách vở và bản thảo. Dù có có căng mắt nhìn cùng chỉ lờ mờ thấy được những đồ đạc bằng gỗ sồi đen bóng, vững chãi. Giấy dán tường, thảm trải bàn có cùng một màu sẫm. Trong cảnh tranh tối tranh sáng đó chỉ thấy ánh lên những chữ vàng ép nổi trên các bìa sách xếp trong những ngăn tủ nặng trĩu. Quả lắc của chiếc đồng hồ treo cổ chuyển động nhịp nhàng đều đặn.

Chuyển hướng nhìn sang giáo sư Kerner, Laurence bất giác mỉm cười, bản thân giáo sư cùng hoàn toàn phù hợp với khung cảnh chung của văn phòng. Thân hình nặng nề, nghiêm nghị dường như được đeo băng gõ cửa Kerner, như là một phần đồ đạc ở trong phòng. Bởi mắt to trong gọng đổi mới ghi lên hình ảnh hai cái mặt đồng hồ. Cặp mắt màu xám từ đảo như những quả lắc, chạy từ dòng nọ sang dòng kia bức thư. Sống mũi thẳng, mắt và miệng ngang bằng, chiếc cằm nhọn nhô ra phía trước khiến bộ mặt của ông như một chiếc mặt nạ được trang trí, cách điệu bởi một nhà điêu khắc theo trường phái lập thể.

— Căn phòng này chỉ cần trang trí trên lò sưởi một cái mặt nạ như vậy là đủ. — Laurence nghĩ thầm.

— Bạn đồng nghiệp Sabatier của tôi đã có lần nói về có. Đúng, tôi đang cần một phụ tá. Cô là nhà y học? Thật tuyệt! Bốn mươi francs một ngày. Mỗi tuần lĩnh lương một lần, ăn sáng, ấn trưa ở đây. Nhưng tôi đặt một điều kiện…

Giáo sư Kerner đang gõ nhịp ngón tay khô khốc xuống bàn, bỗng hỏi một câu khá bất ngờ.

— Có cô biết im lặng không? Phụ nữ thường hãy nhiều chuyện. Cô là phụ nữ, điều đó đã không hay. Co lại còn là một phụ nữ đẹp, điều này càng tệ hơn.

— Những điều đó có liên quan gì đến công việc?

— Rất mật thiết. Một phụ nữ đẹp là một phụ nữ gấp đôi. Nghĩa là, có gấp đôi khuyết điểm của phụ nữ. Có có thể có chồng, có bạn, có người yêu. Và khi đó thì mọi điều bí mật sẽ bị lộ ra.

— Nhưng…

— Không có «những nhị» gì cả! Cô phải im lặng. Có phải giữ bí mật về mọi điều mà có sẽ nhìn thấy và nghe thấy ở đây. Có cô chấp nhận điều kiện đó không? Tôi phải cảnh cáo cô trước. Nếu không thực hiện được điều đó cô sẽ phải chịu những hậu quả không hay.

Tuy Laurence có hơi bối rối những lại cảm thấy thích thú.

— Tôi đồng ý, nếu như trong tất cả những chuyện này không có…

— Có muốn nói là tội ác chứ gì? Có hoàn toàn yên tâm. Và không phải sợ chịu trách nhiệm gì hết. Thần kinh cô vững chứ?

— Tôi rất khỏe mạnh.

Giáo sư Kerner gật đầu.

— Nhà cô không có ai nghiện rượu, suy nhược thần kinh, động kinh hãy điên chứ?

— Không!

Kerner gật đầu lần nữa. Và ngón tay thô nhọn của ông ta nhấn nhẹ nút chuông điện. Cánh cửa mở ra thật êm. Trong cảnh tới mờ của căn phòng, Laurence chỉ nhìn thấy một đội tròng máu trắng dã xuất hiện, sau đó dần dần bật lên một vệt sáng trên khuôn mặt bóng láng của một người da đen, mà mái tóc và bộ quần áo hoà lẫn vào những tấm bọc cửa.

— John! Hướng dẫn có Laurence đến phòng thí nghiệm.

Anh chàng da đen gật đầu mới Laurence đi theo mình và mở cái cửa thứ hai.

Laurence bước vào một căn phòng tối om. Đến bật lên và ánh sáng chói chang rơi xuống khắp phòng. Bất giác cô nhắm mắt lại vì màu trắng của những bức tường làm cô chói mắt… Những tấm kính tự lấp lánh vì những dụng cụ phẫu thuật sáng loá. Những thiết bị bằng thép và nhôm mà Laurence không biết dùng làm gì tỏa ra một ánh sáng lạnh lẽo. Những bộ phận băng đồng bóng sang lên những tía màu vàng ấm áp. Những ống dài, ống xoắn, bình cổ cong, ống nghiệm bằng thuỷ tinh… và còn rất nhiều thứ khác.

Ở giữa phòng là một bán mổ lớn. Cạnh bàn là một hộp kính với một quả tim người đang đập trong đó. Chung quanh chằng chịt những cái ống nối quả tim với các bình cầu.

Laurence quay đầu nhìn sang bên và bỗng thấy một vật gì đó khiến cô rùng mình như bị điện giật. Một cái đầu người đang nhìn cô. Cái đầu được gắn chặt vào một tấm kính hình vuông nằm trên bốn cái chân cao bằng kim loại. Từ ở những động mạch và tĩnh mạch bị cắt có những cái ống nối với nhau từng đôi một khi xuyên qua những lỗ đều trên mắt kính đến các bình cầu. Một chiếc ống ta dầy hơn đi từ trong cổ họng ra và được nối với một bình lớn, hình trụ. Bình trụ và các bình cầu đều nối với các cái vòi, áp kế, nhiệt kế và những thiết bị mà cô chưa biết tên.

Cái đầu nhìn Laurence một cách chăm chú và có vẻ đau khổ với ánh mắt chớp chớp. Không còn nghi ngờ gì nữa, cái đầu vẫn còn sống một cuộc sống độc lập và cố ý thức sau khi bị cắt rời khỏi thân mình.

Dù đang bị choáng váng, Laurence vẫn kịp nhận thấy cái đầu này thật giống với cái đầu của một nhà khoa học, một phẫu thuật gia nổi tiếng vừa qua đời: Giáo sư Dowel, người đã giành được những vinh quang nhờ những thí nghiệm làm sống lại cắt ra từ một xác ướp còn tươi. Laurence đã nhiều lần được nghe những buổi thuyết trình xuất sắc của ông, và cô nhớ rõ vầng trán cao kia, cái dáng nhìn nghiêng đặc biệt, tóc râm gợn sóng màu vàng sẫm điểm hoa râm, đôi mắt xanh đã trời… Đúng, đây là đầu của giáo sư Dowel. Chỉ có đôi môi và cái mũi là ốm đi, thái dương và gò má xệ xuống, đôi mắt chìm sâu vào hốc mắt, và nước da trắng có mầu của một xác ướp. Nhưng trong ánh mắt vẫn có cuộc sống, vẫn có tư duy.

Laurence không sao rời mắt khỏi đôi mắt màu xanh đã trời ấy. Cái đầu khẽ mấp máy đôi môi. Điều đó vượt quá sức chịu đựng của Laurence. Cô dường như ngất đi và anh chàng da đen đưa cô ra khỏi phòng thí nghiệm.

— Thật là khủng khiếp! — Laurence ngồi xuống ghế những miệng cứ nhắc đi nhắc lại.

Giáo sư Kerner ngồi im lặng gõ ngón tay xuống mặt bàn.

— Xin ông cho biết đây có phải là đầu…

— Đúng, của giáo sư Dowel, người đồng nghiệp đáng kính đã chết của tôi, mà tôi vẫn làm sống lại. Những đáng tiếc là tôi chỉ làm sống lại cái đầu, bởi Dowel đang bị một chứng bệnh mà ngày nay y học chưa tìm ra thuốc trị. Khi sắp chết, ông có dặn là sẽ hiến thân cho các phòng thí nghiệm khoa học mà chúng tôi đã từng tiến hành với nhau. «Cả cuộc đời tôi đã hiến dâng cho khoa học. Mong rằng cái chết của tôi cũng phục vụ cho khoa học. Tôi thích một nhà khoa học là bạn thân của tôi phải đào bới trong cái xác của tôi hơn là cho loài sâu bọ dưới nấm mồ». — Giáo sư Dowel để lại di chúc như thế. Và tôi được nhận thi thể của ông. Không những tôi đã làm sống lại được quả tim của ông mà còn làm hồi sinh được cả ý thức lẫn tâm hồn của ông. Có gì là khủng khiếp đâu? Chẳng phải hồi sinh cho người chết vẫn là ước mơ hàng nghìn năm nay của nhân loại sao?