— Tôi thà chết còn hơn là được hồi sinh như vậy.
Giáo sư Kerner giơ tay nói:
— Đúng, sự hồi sinh như vậy sẽ có những bất tiện cho người sống lại. Dowel cũng sẽ thấy bất tiện khi ra mắt mọi người trong hình dáng không đầy đủ này. Chính vì thế mà chúng tôi đã giữ bí mật thí nghiệm này, và đây cũng là ý muốn của Dowel. Hơn nữa thí nghiệm còn chưa được hoàn thành.
— Thế cái đầu của giáo sư Dowel biểu hiện ý muốn do bằng cách nào? Cái đầu có nói được không?
Giáo sư Kerner lúng túng trong giây lát.
— Không… cái đầu của giáo sư Dowel không nói được. Nhưng nó biết nghe, hiểu và trả lời bằng những biểu hiện trên nét mặt.
Để chuyển câu chuyện sang hướng khác, giáo sư Kerner hỏi:
— Vậy là, có chấp nhận đề nghị của tôi? Sáng mai tôi sẽ đợi cô vào lúc chín giờ. Những có hãy nhớ rằng phải biết im lặng và im lặng.
2
Tâm sự của cái đầu
Marie Laurence đã phải chịu nhiều nơi gian truân trong cuộc sống. Cha chết năm có mới mười bảy tuổi. Công việc còn lại của cô là chăm sóc người mẹ ốm đau với số tiền ít ỏi mà người cha đã để lại sau khi ông qua đời. Sau khi tốt nghiệp y khoa, có mong tìm được một chỗ làm. Và đề nghị của giáo sư Kerner đối với cô là một lối thoát.
Mặc dù những công việc mà có phải làm rất kỳ lạ những cô đã nhận lời mà không có một chút đắn đo.
Laurence không biết rằng, trước khi có được nhận vào làm, giáo sư Kerner đã tiến hành tìm hiểu về cô rất kỹ.
Cô làm việc với giáo sư Kerner đã được hai tuần. Nhiệm vụ của cô không có gì phức tạp. Suốt ngày chỉ theo dõi các máy móc thiết bị cung cấp sự sống cho cái đầu. Còn ban đêm thì John sẽ thay thế cho cô.
Giáo sư Kerner giải thích cho có nghe cách điều khiển cái các vòi ở bình cầu. Ông chỉ vào cái bình trụ lớn có cái ống to dầy đi thẳng vào cái họng của cái đầu và nghiêm cấm cô không được mở vòi bình trụ.
— Nếu cô vặn vòi thì lập tức cái đầu sẽ chết ngay. Sẽ có lúc tôi cho cô biết toàn bộ hệ thống để nuôi sống cái đầu và công dụng của cái bình trụ kia. Hiện giờ có chỉ cần biết cách điều khiển các thiết bị là đủ rồi.
Tuy vậy, Kerner không vội vã gì mà thực hiện những lời đã hứa.
Một nhiệt kế nhỏ được nhét sâu vào lỗ mũi của cái đầu, chúng được rút ra vào những giờ đã định và ghi nhiệt độ. Các bình cầu đều được lắp những nhiệt kế và áp kế. Laurence theo dõi nhiệt độ các chất lõng và ấp suất trong các bình cầu. Những máy móc được hiệu chỉnh tốt không làm cô bận bịu, chúng hoạt động chính xác như một cái đồng hồ. Một khí cụ có độ đặc biệt được áp vào thái dương của cái đầu và ghi lại nhịp đập bằng một đường biểu diễn máy móc. Qua một ngày đêm phải thay băng. Chất liệu chứa bên trong các bình cầu đều được tiếp đầy trong khi Laurence vắng mặt hoặc trước khi cô đến.
Laurence quen dần với cái đầu và thậm chí đã kết bạn với nó.
Mỗi buổi sáng, khi Laurence bước vào phòng thí nghiệm với đôi má ửng hồng, cái đầu mỉm cười với cô và mi mắt nó rung lên như muốn ra hiệu chào hỏi.
Cái đầu không nói được. Những giữa nó với Laurence đã sớm hình thành một ngôn ngữ quy ước, mặc dù còn rất nhiều hạn chế. Khi mi mắt cúp xuống tức là «có», ngước lên tức là «không». Đôi môi im lặng động đậy cũng giúp sức thêm vào.
— Hôm này, ông thấy trong người thế nào? — Laurence hỏi.
Cái đầu mỉm một nụ cười và cúp mi mắt xuống như nói rằng: «Khỏe, cảm ơn cô».
— Thế đêm ông ngủ có ngon không?
Cái đầu trả lời vẫn bằng những cử chỉ ấy. Vừa thăm hỏi, Laurence vừa nhanh nhẹn làm công việc vào buổi sáng. Có kiểm tra hệ thống máy móc, nhiệt độ, nhịp tim và ghi vào sổ nhật ký. Sau đó, cô rửa mặt cho cái đầu hết sức cẩn thận bằng miếng bông gòn thật mềm được nhúng vào cồn. Và khi bàn tay nhanh nhẹn và khéo léo của cô chạm vào cái đầu. Nét mặt cái đầu biểu hiện sự hài lòng.
— Hôm nay là một ngày tuyệt diệu. — Laurence nói. — Bầu trời xanh ngắt. Không khí giá lạnh trong suốt. Tôi muốn hít thở cho đầy lồng ngực. Ông nhìn kia, mặt trời chiếu sáng rực rỡ, hệt như mùa xuân.
Hai mép giáo sư Dowel cúp xuống có vẻ buồn bã. Đôi mắt rầu rĩ nhìn ra cửa sổ và dừng lại trên người Laurence.
Nét mặt cô đỏ lên vì hơi bực với chính mình. Với bản năng là một phụ nữ nhạy cảm, Laurence tránh nói hết những gì mà cái đầu không đạt tới được và có thể làm cho nó chạnh nhớ tới sự sống trong cảnh tàn tật của nó. Laurence cảm thấy thương xót cái đầu bằng thứ tình thương của một người mẹ đối với một đứa trẻ yếu đuối đã bị thiên nhiên xúc phạm.
— Nào, ta làm việc nhé! — Laurence vội vã nói để sửa sai.
Các buổi sáng trước khi giáo sư Kerner tới, cái đầu đọc sách báo. Laurence mang tới một đống tạp chí và sách y học cho cái đầu. Cái đầu đọc luớt qua, đến bài nào cần thiết, nó nhíu mày lại. Laurence liền đặt tờ báo đó lên cái giá sách và cái đầu bắt đầu đọc rất chăm chú. Laurence đã quen nhìn theo ánh mắt của cái đầu mà đoán được nó đọc được đến dòng nào, và có kịp thời mở sang trang khác.
Đoạn nào cần phải ghi chú, cái đầu ra hiệu và Laurence đưa ngón tay dò các dòng chữ theo hướng nhìn của cái đầu đề gạch một nét bằng bút chỉ ở lề. Vì sao cái đầu lại muốn đánh dấu những đoạn tài liệu đó thì Laurence không biết, và với thứ ngôn ngữ bằng cử chỉ nghèo nàn này, cô hy vọng hiểu được nên chẳng hối hận gì.
Những có một lần tình cờ đi qua phòng làm việc của giáo sư Kerner, cô nhìn thấy trên bàn của ông những tờ tạp chí mà cô đã đánh dấu theo chỉ dẫn của cái đầu. Còn trên một giấy khác, những đoạn đánh dấu ấy đã được chính tay giáo sư Kerner chép lại. Chuyện đó buộc Laurence phải suy nghĩ.