Bây giờ nhớ lại chuyện đó, Marie không thể nhịn không hỏi cho rõ. Có thể cái đầu sẽ trả lời được bằng cách đó.
— Xin giáo sư cho biết, vì sao chúng ta lại đánh dấu một số đoạn trong các bài báo khoa học đó?
Nét mặt giáo sư Dowel hiện lên vẻ không bằng lòng và bối rối. Cái đầu nhìn Laurence một cách diễn cảm, rồi nhìn lại sang cái vòi có chiếc ống từ đó đi vào họng, và nhướng mày lên hai lần. Laurence hiểu rằng cái đầu muốn mở vòi cấm. Đây không phải là lần đầu tiên nó đưa ra yêu cầu này với Laurence. Những Laurence lại có cách hiểu riêng của cô ta đối với ý muốn của cái đầu: chắc hẳn nó muốn chấm dứt sự tồn tại thảm hại của nó. Laurence quyết định không mở vòi cấm. Có không muốn trở thành người có lỗi trong cái chể của cái đầu, cô sợ trách nhiệm, sợ mất chỗ làm.
— Không được. — Laurence hốt hoảng đáp lại yêu cầu cái đầu. — Nếu tôi mở cái vòi ấy thì ông sẽ chết mất. Tôi không muốn, tôi không thể, tôi không dám giết ông.
Một cơn co giật nôn nóng và bất lực chạy qua trên nét của cái đầu. Và ba lần nó kiên quyết, giương mi mắt và ngước mặt lên. Cái đầu lại mấp máy đôi môi, và hình như Laurence thấy nó đang cố nói lên: «Hãy mở đi. Hãy mở đi. Tôi van cô!»
Tính tò mò của Laurence bi kịch thích lên đến cực độ. Có cảm thấy dường như ở đây có một điều gì đó bí mật. Và Laurence đã quyết định. Cô cẩn thận mở cái vòi bàn tay run rẩy và trái tim đập mạnh. Lập tức từ cổ họng của cái đầu thoát ra tiếng kêu yếu ớt và không rõ ràng giống như một tiếng kêu của một cái máy bị hỏng:
— Cám… ơn… cô…
Cái vòi cấm đã xả không khí ép từ trong cái bình trụ ra. Khi đi qua lỗ họng của cái đầu, không khí làm cho dây thanh quản hoạt động, và cái đầu liền có khả năng nói được. Nhưng còn ở họng và dây thanh quản không còn hoạt động bình thường được nữa bởi không khí léo xéo tuôn qua họng khi cái đầu không nói. Việc cắt đứt những dây thần kinh ở vùng cổ đã phá huỷ sự hoạt động bình thường của các cơ, dây thanh quản làm cho tiếng nói trở nên rung rung không rõ.
Nét mặt của cái đầu biểu diễn một sự hài lòng. Những ngay lúc đó, có tiếng bước chân từ phòng thí nghiệm vang lên và tiếng mở khoá. Laurence chỉ vừa kịp khoá vòi lại. Tiếng kêu trong cổ họng cái đầu bổng nhiên ngưng hắn. Giáo sư Kerner bước vào.
Từ khi Laurence khám phá ra điều bí mật của vòi cấm, thì giữa Laurence và cái đầu đã xây dựng những mối quan hệ bạn bè tốt hơn. Vào những giờ giáo sư Kerner đi đến trường hay bệnh viện, Laurence mở vòi, cho chạy vào trong cổ họng một tia nhỏ không khí để có thể nói thầm mà vẫn nghe rõ. Cả Laurence cũng nói khẽ, bởi họ sợ anh chàng da đen nghe câu chuyện của họ.
Những buổi trò chuyện của hai người rõ ràng tác động tốt tới cái đầu của giáo sư Dowel. Mắt ông trở nên tính nhanh hơn, cả đến những nếp nhăn đau buồn ở giữa đôi lông mày cùng giãn bớt.
Cái đầu nói nhiều và thích thú, hình như để tự thưởng cho mình sau thời gian bị buộc phải im lặng.
Đêm qua, Laurence nằm mơ thấy cái đầu giáo sư Dowel và cô đã suy nghĩ sau khi cô tỉnh giấc. «Cái đầu của giáo sư Dowel có biết nằm mơ không?».
— Mơ à? — Cái đầu khẽ thì thào. — Có, tôi có nằm mơ. Và tôi cũng không biết giấc mơ đó sẽ đem đến cho tôi cái gì, niềm vui hãy nỗi buồn. Trong giấc mơ, tới thấy mình khỏe mạnh tràn đầy sức lực, nên khi tỉnh dậy càng thấy mình điêu đứng gấp đôi. Điêu đứng cả về thễ xác lẫn tinh thần. Vì tôi bị tước mất mọi thứ chỉ còn mỗi khả năng suy nghĩ. «Tôi suy nghĩ. Vậy thì tôi tồn tại». Cái đầu dẫn ra câu nói của nhà triết học Descart với nụ cười cay đắng. «Tôi sẽ tồn tại».
— Thế ông đã thấy gì trong giấc mơ?
— Tôi bao giờ cùng mơ thấy mình trong hình dáng trước kia. Tôi thấy những người thân, bạn bè… Gần đây, tới nằm mơ thấy người vợ đã qua đời và tôi thấy cùng nàng sống lại mùa xuân tình yêu của đôi lứa. Lúc ấy Betty đến với tôi như một bệnh nhân, nàng bị thương ở chân khi ở trong xe hơi bước ra. Cuộc gặp gỡ đầu tiên là ở trong phòng khám của tôi. Không hiểu bằng cách nào mà ngay lúc đó chúng tôi đã thân nhau. Sau lần khám thứ tư, tôi liền đề nghị nàng xem chân dung người vợ chưa cưới của tôi đang đặt trên bàn làm việc. «Tôi sẽ cưới cô ấy nếu cô bằng lòng», — tôi nói. Nàng đi đến bên chiếc bàn và nhìn vào gương rồi bật cười khanh khách và nói: «Em nghĩ rằng… cô ta sẽ không từ chối». Một tuần sau, nàng trở thành vợ tôi. Cảnh tượng đó gần đây lại thoáng hiện lên trước mắt tới trong giấc mơ… Betty đã mất ở Paris. Cô biết đó, tôi từ Mỹ đến đây với tư cách là một phẫu thuật gia trong thời gian chiến tranh ở châu Âu. Ở đây, người ta đề nghị tôi phụ trách một bộ môn và tôi đã ở lại để được sống gần nấm mộ của người vợ thân yêu. Vợ tôi là một phụ nữ phi thường.
Khuôn mặt của cái đầu vụt sáng lên vì những ký ức, nhưng rồi tối sầm lại ngày.
— Cái thời ấy thật xa xôi làm sao!
Cái đầu trầm ngâm. Không khí khẽ léo xéo trong cổ họng.
— Đêm qua, tôi nằm mơ thấy con trai tôi. Tôi rất buồn vì muốn nhìn thấy nó một lần nữa. Nhưng tôi không dám bắt nọ phải chịu sự thử thách này… Tôi đã chết cho nó.
— Anh ấy lớn rồi à? Anh ấy hiện ở đâu?
— Đúng, đã lớn rồi. Nó trạc tuổi cô hoặc hơn một chút. Nó đã tốt nghiệp đại học và hiện đang ở nước Anh, tại nhà dì của nó. Không, có lẽ tốt hơn là không nên nằm mơ. — Im lặng một lúc, cái đầu lại nói tiếp. — Không chỉ những giấc mơ mới hành hạ tôi. Thực tế là những cảm giác lừa dối hành hạ tôi. Thật kỳ lạ hết sức, đôi khi tôi cứ tưởng tượng ra mình có thân thể. Đột nhiên tôi muốn hít thở một hơi đây lồng ngực, muốn vươn vai, giang rộng hai cánh tay như một người đã ngồi lâu thường làm. Đôi khi tới lại cảm thấy đau ở chân trái. Buồn cười thật, phải không cô? Dù cô đã hiểu rõ điều đó bởi vì cô là một bác sĩ. Cái đau như thật đến mức tôi phải đưa mắt nhìn xuống, và tất nhiên, qua tấm kính tôi chỉ thấy phía dưới mình là một khoảng không trống rỗng, những phiến đá lót sàn. Có lúc tôi thấy hình như sắp bắt đầu một cơn ngạt thở, lúc đó tôi lại gần như thoả mãn với «sự tồn tại sau khi chết» của mình, ít ra nõ cũng tránh cho tôi khỏi bị bánh suyễn… Tất cả những cái đó thuần tuý là hoạt động phản xạ của các tế bào đã có thời gian gắn liền với đời sống thân thể.