— Khủng khiếp thật!
— Đúng, thật khủng khiếp. Lạ thật, khi còn sống, tôi cứ tường tôi chỉ sống bằng lao động của tư duy. Thật vậy, dường như tôi không nhận thấy thân thể của mình khi vùi đầu vào các công việc của khoa học. Và chỉ khi đã mất nó, tôi mới cảm thấy luyến tiếc. Bây giờ, tôi chỉ nghĩ lại những mùi hương thơm của hoa, của cỏ khô thơm ngát ở đâu đó ven rừng, những cuộc dạo xa, tiếng ầm ì của sóng biển vỗ vào bờ… Tôi không bị mất khứu giác, xúc giác và những trí giác khác, những tôi bị cắt rời khỏi sự đa dạng của thế giới cảm giác. Mùi cỏ khô trên cánh đồng cỏ thơm khi nó kết hợp với hàng nghìn những cảm giác khác. Những bài ca chim rừng. Những mùi hương nhân tạo không sao so sánh được với mùi hương của thiên nhiên. Mất thân hình, tôi mất cả thế giới. Tôi sẵn sàng đánh đổi sự tồn tại huyễn hoặc này chỉ để lấy niềm vui chỉ được cảm thấy trong tay mình sức nặng của một viên đá cuội tầm thường! Giá như cô biết tôi đã thích thú như thế nào khi mỗi buổi sáng được cô lau rửa. Bởi vì chỉ còn có xúc giác là khả năng duy nhất để tôi tự cảm thấy mình còn trong thế giới những đồ vật có thật. Tất cả những gì tôi có thể tự làm được, là lấy đầu lưỡi liếm nhẹ vào đôi môi khô của mình.
Tối hôm đó, Laurence về nhà với tâm trạng bối rối và xúc động. Mẹ cô đã chuẩn bị bữa ăn cho cô, nhưng cô không hề dùng một tí thức ăn nào mà chỉ uống một tách trả, rồi đứng lên về phòng của mình. Bà mẹ chăm chú nhìn cô.
— Hôm nay thấy con có vẻ bối rối. — Bà hỏi con. — Chắc có chuyện rắc rối trong công việc phải không?
— Không có gì đâu, mẹ à, con chỉ mệt và đau đầu. Còn đi ngủ sớm đây, chắc sẽ hết.
Bà không giữ cô lại, và khi chỉ còn một mình, bà đắn đo suy nghĩ.
Marie đã thay đổi rất nhiều từ khi đi làm. Cô đã trở nên dễ xúc động và thiếu cởi mở. Bà cảm thấy con gái đang giấu diếm một chuyện gì. Vì khi đáp lại những câu hỏi của mẹ về công việc, Marie nói rất ngắn gọn và không rõ ràng.
Những câu trả lời nhát gừng ấy không làm bà thoả mãn chút nào. Và bà tìm cách hỏi, nhưng chẳng tìm hiểu được gì ngoài những điều mà con gái cho biết.
— Hay là nó yêu ông Kerner và thất vọng vì không được ông ấy đáp lại? — Ba nghĩ vậy, nhưng lại tự ý bác bỏ ngày, con gái bà không bao giờ giấu bà chuyện tình cảm. Hơn nữa Marie chẳng phải là một có con gái ngoan ngoãn hãy sao? Kerner thì chưa có vợ. Nếu Marie yêu ông thì thì chắc chắn Kerner không cưỡng lại nói. Bởi không thể nào tìm ra được trên thế gian này một người có tính nết ngoan hiền giống như Marie. Không, có lẽ có điều gì khác… Bà không sao ngủ được và cứ luôn trở mình.
Cả Marie cũng không ngủ. Sau khi tắt đèn, có ngồi trên giường, đôi mắt mở to. Có nhớ lại từng lời trong cái đầu và cô tưởng tượng đặt mình vào hoàn cảnh đó, cô đưa lưỡi khẽ chạm vào môi, nhìn miệng và hàm răng của mình rồi suy nghĩ: «Đó là tất cả những gì mà cái đầu có thể làm được. Ngoài ra không còn một cử động nào khác.»
Sau đó, bỗng nhiên Laurence túm lấy vai mình, ôm lấy đầu gối, hai tay xoa lên ngực, lựa ngón tay vào bối tóc dầy, thì thào:
— Trời ơi! Tôi thật hạnh phúc và giàu có biết bao! Thế mà tôi không cảm thấy được!
Sự mệt mỏi của cơ thể trẻ trung đã thắng thế. Mắt Marie vô tình nhắm lại. Và lúc đó cô thấy cái đầu của giáo sư Dowel đang nhìn cô chăm chú. Sau đó nó từ dứt ra khỏi bàn kính và bay lên. Marie chạy phía trước cái đầu, Kerner chồm lên đuổi theo như một con diều hâu. Marie vội vã mở cửa, những chúng vẫn trơ ra, và Kerner đã đuổi kịp, cái đầu rít lên xè xè ở bên tai… Marie cảm thấy cô đang ngạt thở. Tim đập loạn xạ trong lồng ngực. Một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng cô… Ôi, khủng khiếp làm sao!…
— Marie! Con làm sao vậy? Tỉnh dậy đi!
Khi Marie tỉnh dậy, mẹ cô đã đứng ở đâu giường và chải đầu trong nỗi lo âu.
— Không sao cả, mẹ à! Chẳng qua con vừa bị một con ác mộng.
— Con gái của mẹ thì luôn luôn thấy những cơn ác mộng.
Bà thở dài rời bỏ đi, còn Marie nằm lại thêm một lúc nữa và ngủ thiếp đi một giấc thật say.
Một lần trước khi đi ngủ, Marie Laurence xem lướt qua các tờ tạp chí y học, cô đọc thấy bài của giáo sư Kerner viết về một công trình nghiên cứu khoa học mới. Để viết bài này, Kerner đã dựa vào những công trình của các nhà khoa học khác cùng trong lĩnh vực đó. Tất cả những đoàn trích này đều lấy trong các tạp chí và tài liệu khoa học, và cùng trùng hợp với những đoạn mà Laurence đã đánh dấu theo ý của cái đầu trong những giờ làm việc buổi sáng của hai người.
Ngày hôm sau, nga lúc có điều kiện trò chuyện với cái đầu, Laurence hỏi:
— Giáo sư Kerner làm việc gì ở trong phòng thí nghiệm khi tôi vắng mặt?
Ngập ngừng một chút rồi cái đầu trả lời:
— Chúng tôi tiến hành những nghiên cứu khoa học tiếp theo.
— Tức là, giáo sư đã làm tất cả mọi việc cho ông ta? Những giáo sư có biết rằng ông ấy lấy tên của mình để công bố công trình đó không?
— Tôi đoán như vậy.
— Thật là bì ổi! Nhưng sao giáo sư lại để ông ta làm như thế?
— Tôi còn có thì làm gì được?
— Nếu giáo sư không chê thì tôi có thể làm được! — Laurence giận dữ hét lớn.
— Khẽ chứ… vô ích thôi… Trong hoàn cảnh của tôi mà còn có tham vọng về quyển tác giả thì thật là buồn cười. Tiền ha? Tôi lấy tiền để làm gì? Còn danh vọng? Danh vọng có thể cho tôi được cái gì?… Rồi sau đó… nếu mọi chuyện bị lộ thi công trình sẽ không hoàn thành được. Bản thân tôi chỉ quan tâm đến việc hoàn thành công trình này. Thú thật là tới muốn nhìn thấy kết quả những công việc của mình.
Laurence suy nghĩ:
— Đúng, một con người như Kerner dám làm tất cả mọi chuyện. Kerner đã nói với tôi khi tôi bắt đầu vào làm việc ở đây, là giáo sư đã chết vì một chứng bệnh mà y học không có thuốc chữa trị và chính giáo sư để di chúc lại là sẽ hiến thân thể của mình cho công tác nghiên cứu khoa học. Có đúng vậy không?
— Về chuyện này tới thật khó nói. Tôi có thể nhầm. Đó là một sự thật, nhưng, có lẽ không phải là sự thật tất cả. Chúng tôi cùng nhau làm công việc hồi sinh các cơ quan của con người lấy ra từ các xác chết còn tươi. Kerner là trợ lý của tôi. Hồi đó, mục đích cuối cùng của công trình của tôi là hồi sinh đầu người bị cắt rời khỏi thân mình. Tôi đã hoàn thành toàn bộ các công việc chuẩn bị.