— Cắt thế nào? Không, tôi không đồng ý. Mổ xẻ kiểu gì vậy? Như thế này tôi còn làm được việc gì nữa? Ngay cả một miếng bánh mì cũng không kiếm nổi.
Tôi cần có cánh tay, bởi vì nếu không có tay chân thì không ai mướn tôi làm việc cả. Không, tôi không đồng ý. — Anh ta nhắc lại.
Cách phát âm, khuân mặt rộng bè, cháy nắng, lấm tấm tàn nhang, tóc dài, cái nhìn chất phác của anh ta, tất cả biểu hiện anh là người sống ở nông thôn. Cảnh túng thiếu đã rứt anh ta ra khỏi đồng ruộng, và thành phố đã nghiến nát thân hình khỏe mạnh của anh ta.
— Tất nhiên là sẽ có tiền trợ cấp nào đó? Còn hắn ta ở đâu? — Anh ta đột ngột nhớ lại
— Ai?
— Cái thằng đụng vào tôi.
— Cứ yên tâm. Nó có phần nó. Nếu anh muốn biết, bảng số của chiếc xe tải đó là 4711. Tên anh là gì? — Giáo sư Kerner hỏi.
— Tôi à? Tên là Thomas, Thomas Bush.
— Thế này, Thomas. Anh sẽ không cần cái gì hết và không phải chịu đói, rét, khát Không ai bỏ anh ra đường đâu, đừng lo.
— Sao, ông sẽ nuôi tôi à, hay ông sẽ trưng bày ở hội chợ để kiếm tiền.
— Có thể là trưng bày nhưng không phải ở hội trợ, mà là trưng bày với các nhà bác học. Nào bây giờ nghỉ đi. Và nhìn sang cái đầu của người phụ nữ, Kerner lo ngại nhận xét:
— Nàng Salomei này bắt mình phải chờ đợi khá lâu rồi đấy!
— Đây là cál gì vậy, cũng là đầu không có mình à? — Cái đầu Thomas hỏi.
— Anh thấy đó, để cho anh khỏi phải buồn chán, chúng tôi đã chịu khó mời một cô gái về làm bạn với anh. Cô Laurence, đóng vòi không khí của anh ta lại để anh ta khỏi phàn nàn làm gây trở ngại.
Kerner rút cái cặp nhiệt độ ở lỗ mũi cái đầu người phụ nữ ra.
— Nhiệt độ cao hơn ở xác, nhưng vẫn còn thấp. Sự hồi sinh tiến triển chậm.
Thời gian mau qua. Cái đầu phụ nữ kia không sống lại, Kerner bắt đầu lo lắng. Ông ta đi đi lại lại trong phòng thí nghiệm, nhìn đồng hồ, và mỗi bước chân ông ta đi trên nền sàn đá vang vọng lại trong căn phòng lớn.
Cái đầu Thomas nhìn theo ông ta và lặng lẽ mấp máy môi. Cuối cùng, Kerner đến bên cái đầu người phụ nữ và chăm chú xem xét những ống nhỏ bằng thủy tinh được lắp ở đâu ống cao su nhét vào các động mạch cổ.
— Nguyên nhân là ở đây. Cái ống này quá lỏng, vì thế lưu thông mới chậm. — Kerner thay thế cái ống to hơn, vài phút sau, cái đầu đã sống lại.
Cái đầu Briquet, — tên của người phụ nữ, — phản ứng còn dữ dội hơn trong khi hồi sinh. Lúc nó hoàn toàn tỉnh lạl và bắt đầu nói được thì nó la lên bằng một giọng khàn khàn, cần khẩn nên giết nó đi. Chứ đừng để nó sống như quái vật thế này.
— Ôi! Thân hình tội nghiệp của tôi. Các người đã làm gì tôi như thế này? Hãy cứu tôi hay giết tôi đi. Tôi không thể sống mà thiếu thân mình được! Cho tôi nhìn nó thôi mà… không, không, không nên. Nó không có đầu! Khủng khiếp chưa!
Khi cái đầu bình tĩnh lại, nó nói:
— Các người bảo là sẽ hồi sinh cho tôi. Tuy óc tưởng tượng của tôi nghèo nàn, nhưng tôi vẫn biết đầu không thể sống mà không có thân người. Đó là cái gì?
— Đó là thành tựu khoa học.
— Nếu như khoa học của các người làm được những điều kỳ diệu như thế này, thì nó cũng phảl làm được điều khác. Hãy nối cho tôi một cái thân hình khác. Nhưng phải cho tôi nhìn thấy trước. Phải chọn cho tôi một thân hình đẹp. Còn thế này thì tôi không thể…
Rồi nhìn sang Laurence chị ta yêu cầu:
— Làm ơn cho tôi mượn cái gưong soi.
Briquet soi gương, tự tìm hiểu mình khá lâu, rồi nghiêm trang.
— Khủng khiếp thật! Có thể đề nghị chị chải tóc cho tôi được không? Không còn thể tự mình chải đâu được.
— Cô Laurence này, cô có thêm việc đấy. — Kerner cười mỉa mai. — Và tiền lương của cô sẽ được tăng. Tôi phải đi đây.
Giáo sư Kerner xem đồng hồ và đi lại gần Laurence thì thào:
— Khi có mặt họ, — ông ta đưa mắt chỉ vào hai cái đầu, — Không được nói về cái đầu của giáo sư Dowel!
Kerner đi khỏi phòng thí nghiệm, Laurence liền sang thăm đầu giáo sư Dowel.
Đôi mắt của Dowel nhìn cô với một nụ cười buồn trên đôi môi.
— Tội nghiệp ông, tội nghlệp! — Laurence thì thầm. — Nhưng ông sắp được trả thù rồi!
Cái đầu ra hiệu, Laurence liền mở vòi không khí.
— Tốt hơn hết là cô kể cho tôi nghe thí nghiệm đã tiến hành ra sao? — Cái đầu bắt đầu phát ra tiếng nói và mỉm cười.
Đầu của Thomas và của Briquet không dễ gì làm quen ngay được với sự tồn tại mới của chúng như đầu của Dowel. Bộ não của Dowel thì tiếp tục được ngay những công trình khoa học mà ông đã từng hứng thú nghiên cứu trước đó. Còn đối với Thomas và Briquiet họ là những con người bình thường, nên cảm thấy sống mà không có thân thể thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.
— Đây mà là cuộc sống sao? — Thomas than.
Tâm trạng nặng nề của «những tù binh của khoa học», Kerner gọi đùa họ như thế khiến ông ta rất lo lắng. Bởi vì những cái đầu này có thể suy tàn đi trước ngày ông đem ra trưng bày. Do vậy mà giáo sư Kerner đã cố gắng tìm đủ mọi cách để cho họ giải trí. Ông vội đi tìm một máy chiếu phim, và Laurence cùng John tổ chức những buổi chiếu phim vào buổi tối. Màn ảnh là bức tường trắng của phòng thí nghlệm.
Cái đầu của Thomas rất thích xem những phim hài hước với sự tham gia của Charlie Chaplin và Monthy Bencoss. Xem những trò biểu diễn nghệ thuật của họ, mà tạm thời Thomas quên được cuộc sống tàn tật của mình. Thậm chí từ cổ họng anh ta còn bật ra một cái gì giống như tiếng cười, còn mắt thì rung rung.
Trên bức tường trắng của căn phòng hiện lên hình ảnh một trang trại. Cô bé đang cho gà ăn. Con gà mái có mào bận rộn thết đãi lũ con của nó ăn. Trong một chuồng bò có người đang vắt sữa, chị ta lấy khuỷu tay đẩy con bò con đang bú vú mẹ. Con chó xù lông chạy ngang qua, đuôi ve vẫy mững rỡ, và theo nó là người chủ trang trại đang dắt ngựa.
Không rõ bằng cách nào, Thomas rên lên bằng một giọng cao rồi mất đi, rồi đột ngột kêu lên:
— Không nên! Không nên!
John đang lúi húi bên chiếc máy chiếu phim không hiểu chuyện gì xảy ra.
— Dừng buổi chiếu phim lại! — Laurence kêu lên và vội vã bật đèn lên. Hình ảnh hơi mờ nhạt đi còn lướt nhanh qua một lúc nữa và cuối cùng mất hẳn.