Выбрать главу

Tôi cứ nhìn nhìn. Có tiếng thằng Cù Lao gọi:

- Cục ơi!

Tôi bước xuống nhà bếp. Ông Bốn đang xào thịt. Ông múc một đĩa đặt lên bàn. Và rất lạ, tôi nghe mùi thịt chó thơm thơm. Ông lấy bánh đa có rải vừng đem nướng. Ông hốt một đĩa rau thơm, gọi tôi và thằng Cù Lao:

- Ngồi lại đây các chú!

Tôi trả lời tôi không ăn.

Ông Bốn lại mời.

Tuy bụng đói meo, nhưng nhớ lời chị Ba dặn, tôi lắc đầu:

- Mới ăn no quá, không ăn được nữa!

Thằng Cù Lao cãi lại:

- Ăn từ mai sớm, no quá sao được?

Ông Bốn năn nỉ:

- Không ăn nhiều thì ăn một miếng cho bác vui bụng.

Thằng Cù Lao họa theo:

- Phải rồi. Không ăn, ông Bốn không học đâu!

Thằng Cù Lao vừa nói vừa kéo tôi vào bàn.

Tôi định bụng chỉ ăn một miếng bánh đa.

Thằng Cù Lao chỉ vào chiếc nồi đang sôi trên bếp.

- Nồi nhừ nâú cho đội tự vệ kia. Ban chỉ huy ăn được thịt chó, Cục ăn thử một miếng coi.

Thằng Cù Lao vừa nói vừa gắp một miếng xào gì đó ngay trước lỗ mũi tôi. Rõ ràng một mùi thơm của thịt của hành xông lên. Ông Bốn gắp một miếng xào, bẻ đôi miếng bánh đa kẹp lại giúi vào tay tôi:

- Không ăn thì bác giận lắm!

Nể quá, tôi cầm kẹp bánh cắn một miếng. Thịt chó xào nghe thơm chẳng khác gì thịt lợn. Tôi nhai vài cái, thịt với bánh đa rơi vào bụng. Tôi tưởng thịt chó đã trèo lên cổ lộn ra, nhưng nó vẫn nằm yên trong bụng.

Thầy Lê Hảo thường nói: Dạy không nghiêm, đó là thầy dở. Đối với bà Hiến tôi phải thật nghiêm. Tôi cố tránh hỏi bà chuyện vu vơ hoặc tán phét. Tôi vạch một vòng tròn lên giấy rồi đọc cho bà nghe, o...o...

- Đây là chữ o, như quả trứng gà, thấy chưa? Nhớ chưa?

Bà Hiến liền nói theo:

- O, o, như con gà trống, nó gáy o o. Gà gáy o, o! Đi chưa tới chợ đã lo ăn hàng!

Tôi dạy thêm:

- Phải ngó cho kỹ, chữ o thêm một cái mũ đội lên đầu đó là chữ ô.

Bà Hiến liền đọc:

- Ô rô gai góc, nó móc ruột gan, đói rách giàu sang, ô rô móc tuốt.

- Nói gai ô rô làm chi? Xem này. Chữ o mang thêm một cái râu thành chữ ơ.

- Còn phải kẻ mày kẻ mặt đội mũ mang râu. Còn phải đôi hia...

Bà Hiến vừa nhớ đến hát tuồng. Trước khi ra sân khấu, kép hát phải kẻ mặt, mang râu, đội mũ.

Tôi xẵng giọng:

- Kệ họ! Đào kép muốn làm trời cũng được. Đó là chuyện của họ. Còn ta là phải ngó kỹ. Đây là chữ t, thấy chưa? Nay ghép chữ t với chữ o, là to.

- To! Nói nhỏ nói to, không bằng nện cho cái đấm.

Tôi định bảo im. Nhưng cách nói bắt vần của bà nghe cũng vui vui.

- Ngó cho kỹ này! T ghép với ô thành tô này.

Bà Hiến nói ngay:

- Tô son điểm phấn, đánh lấn ngãi thơm.

Tôi tiếp:

- Chữ t ghép với chữ ơ là tơ.

Bà Hiến đọc liền theo:

- Rối tơ rối chỉ gỡ xong. Rối đầu có lược, rối tấm lòng khó phân. Tơ tưởng, tưởng tơ, nằm mơ là thấy bạn!

Tôi chỉ cho bà Hiến đọc chữ m.

Bà liền cho ra:

- Chằng lờ mờ, giấy tờ minh bạch.

Đến chữ n, bà nói họa theo:

- Chi rứa bạn nờ? Trăng đã mờ, sông đã cạn!

Cứ như vậy, học mỗi chữ bà đọc một câu. Nếu bảo bà đọc thêm bà cũng có thể đọc.

Tôi và thằng Cù Lao dần dần hóa thích. Gặp những câu vui, tôi bảo bà cứ đọc tiếp. Bà thuộc hàng chục bài vè, đủ loại vè: vè con cuốc, vè các thứ hoa, thứ quả, thứ cá, thứ chim, vè nói láo, vè hát bội, vè thằng nhác, vè cúp tóc, vè xin sưu, vè đám ma...

Mỗi khi học xong, tôi và thằng Cù Lao bắt bà hát một bài cho vui.

Bà Hiến hỏi?

- Bài chi?

- Bài hố hụi hay một bài vè, vè thằng Lía hay vè Thông Tằm cũng được.

Tôi và thằng Cù Lao rất mê vè thằng Lía. Thằng Lía nhà nghèo mồ côi cha, rất yêu mẹ. Không ai thuê làm, Lía phải đi xin ăn để nuôi mẹ. Lía bắt trộm vịt về cho mẹ ăn để mẹ khỏi đói. Sau Lía vào rừng tụ tập lâu la, chống lại vua quan. Tôi thích những đoạn tả Lía bị chó đuổi phải rúc bụi. Lía bắt chước con cá lóc tập nhảy, tập mãi nhảy phóc qua được nhà cao. Lúc bị bao vây nhờ nhảy qua được mái nhà, đã thoát chết.

Ai hỏi vì sao bà Hiến nhớ nhiều như vậy, bà nói: Nhớ nhiều vì đói. Khi đói, chữ nghĩa vào bụng không bị cơm canh lấp mất, chữ nào còn nguyên chữ ấy.

Chương 3

Tôi tắm cho trâu Bĩnh xong mặt trời đã lặn. Trên bãi dâu mọi người gọi nhau về nhà. Phải về sớm một tý, còn phải nâú cơm ăn để kịp đi học. Ở các xóm tiếng gàu và vào thành giếng nghe lanh canh. Tiếng bát đĩa bị lật nghe xủng xoảng. Tiếng phèng la chợt vang động. Gìơ tựu lớp đã đến, chị Ba, chị Bốn ăn xong, thắp cây đèn chai, gọi nhau đi học. Tôi vả thằng Cù Lao sẽ đến dự lễ khai giảng lớp học buổi tối tổ chức ở chợ. Chúng tôi vừa được chú Năm Mùi đề bạt làm "trợ giảng" của lớp. Vừa bước ra sân, một ngọn đèn đã thấy trôi theo bờ rào của nhà bác Úc. Có tiếng gọi:

- Ba ơi! Mau lên!

- Bảy hả? Đợi chút!

Ngọn đèn chị Ba trôi nhanh ra ngõ. Hai ngọn đèn gặp nhau cùng cất cao, nhập lại, tách ra, nhún nhảy trôi theo con đường dọc xóm. Ra đến đầu làng, ngọn đèn chi Ba và chị Bảy nhập vào nhiều ngọn đèn khác trôi dọc đường làng. Tôi và thằng Cù Lao không xách đèn cứ rảo bước. Chợt một ngọn đèn từ trong hẻm trôi ra. Có tiếng hoảng hốt:

- Ối! Làm tôi hết hồn! Ai đó?

Tôi nhận ra bà Bảy Đá. Chú Năm Mùi cho biết bà Bảy cũng đến dự lớp. Trước đây, bà bảo không biết học để làm gì. Chữ nghĩa không làm no bụng, chỉ có một cái làm được tất cả, đó là tiền. Nhưng có đứa độc mồm bảo bà có nhiều tiền nhưng bà lại u mê. Nay thấy mọi người đi học, bà mới chịu đi. Tôi và thằng Cù Lao vượt lên trước. Một ngọn đèn sáng lóa từ phía đồng bay ra. Đó là ngọn đèn của anh Bảy Hoành.

Tất cả những ngọn đèn lồng từ trên xuống, từ dưới lên chảy dồn vào chợ. Lớp học là cái điếm canh được nới rộng. Ba ngọn đền lồng tỏa sáng. Mọi người đã có mặt. Chú Năm Mùi, anh Bốn Linh ăn mặc chỉnh tề. Bà con cô bác kéo đến đông đủ. Chợt anh Bốn Linh đứng lên dọn giọng tuyên bố lễ khai giảng. Anh long trọng nói lên ý nghĩa phong trào diệt dốt, một trận đánh vô cùng ác liệt. Hiện nay, cả nước có hàng triệu người không kể lớn bé đang dùi mài học tập. Hòa Phước là đất thanh danh văn vật, không thể lơ là việc diệt dốt. Nói xong, anh Bốn Linh vỗ tay. Mọi người vỗ tay theo.